Ford Ranger vs Toyota Hilux: Ông hoàng xe bán tải hạng trung?
Vào năm 2011, Ford Ranger đã nâng tầm về sự tinh tế và thoải mái trong lĩnh vực xe bán tải, khiến “những chú ngựa” chuyên dụng như chiếc Toyota Hilux huyền thoại trông rất dài. Bây giờ, mặc dù Toyota đã ra mắt lần thứ bảy của chiếc bán tải nổi tiếng của mình nhưng làm thế nào để so sánh với Ranger hùng mạnh?
Ford Ranger và Toyota Hilux rất giống nhau ở nhiều khía cạnh, cả hai đều cho trải nghiệm lái xe khá tương đồng và có mức độ gần như giống hệ nhau ở trang thiết bị an toàn. Có nhiều điều để thích về Hilux, nó nổi tiếng trên thế giới về độ tin cậy, phong cách, thoải mái, khả năng off-road tuyệt vời. Trong khi Ranger vượt trội trong nhiều tiêu chí quan trọng như khả năng kéo, tiết kiệm nặng lượng…
Nội dung bài viết
Ngoại thất
So sánh ngoại thất của Ranger và Hilux là một vấn đề không khó, số phiếu được chia 50 – 50 cho mỗi chiếc xe. Mặc dù vẻ ngoài của Ranger cứng cáp nhưng có quá nhiều chi tiết Chrome rải rác quanh chiếc xe, trong khi Hilux thì được thiết kế tinh tế hơn trên một kiểu dáng tổng thể tương đối đẹp.
Đối với Hilux, lưới tản nhiệt mạ chrome tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và phải khẳng định là mạnh mẽ hơn so với Ranger. Ở phía trước là đèn pha LED có thiết kế lồi và cong hơn, trong khi đèn sau là đèn Halogen. Phần mở rộng vòm bánh xe có hình chữ nhật trên Hilux tương phản đáng kể với Ranger và nhìn tổng thể nó rộng hơn.

Bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ chiếc xe bán tải nào là khoang chở hàng. Toyota Hilux có kích thước rộng 1575mm trong khi Ranger là 1560mm, tuy nhiên Ranger dài hơn một chút, 1847mm so với 1810mm của Hilux và cũng dễ tiếp cận nhờ chiều cao 835mm so với Hilux (870mm).
Không chỉ vậy, Ranger gây ấn tượng hơn Hilux nhờ đèn hàng hóa phía sau đã được giấu khéo léo dưới thanh thể thao – mang lại sự tiện lợi khi tải hoặc dỡ hàng hóa trong bóng tối. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một ổ cắm 12V nên có ích trong việc hỗ trợ mọi hoạt động ngoài trời hoặc thậm chí là nhu cầu hút bụi.
Nội thất
Các nhà thiết kế của Ford và Toyota đã thực hiện một cách tiếp cận một cách thông minh và đầy chức năng với cabin, tuy nhiên, Hilux đã giành chiến thắng khi trình bày nhờ cách bố trí bảng điều khiển phong cách và sang trọng hơn trong khi Ranger hơi nhạt nhòa, cổ điển.

Ranger và Hilux đều có ghế ngồi thoải mái nhưng Ranger được yêu thích hơn do có độ cong vừa phải, sự hỗ trợ đầy đủ, thiết kế hấp dẫn. Ở hàng ghế sau, cả 2 đã được xử lý nghiêng hơn một chút để phù hợp với các chuyến hành trình dài. Tuy nhiên, kiểu dáng và chất liệu ghế của Ranger được ủng hộ hơn do có độ cong vừa đủ để cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ
Cả 2 mô hình đều cung cấp nhiều ngăn lưu trữ và tầm nhìn toàn diện. Hilux mất điểm trên màn hình đa chức năng khi đc tích hợp vào bảng điều khiển và không thuận tiện thao tác do phím cảm ứng nhỏ. Trong khi Ranger theo chủ nghĩa truyền thống, các nút để tìm kiếm đài phát thanh và núm âm lượng rõ ràng.
Trọng lượng và tải trọng
Về trọng lượng, cả hai tương đối đồng đều khi Ranger có trọng lượng từ 1931 – 2193kg và Hilux ở mức 1975 – 2165kg tùy từng biến thể giúp đưa cả hai chiếc xe vào top xe hạng nhẹ tiêu chuẩn. Ford Ranger chiếm ưu thế về tải trọng với 1199kg so với 1045kg của Hilux. Bên cạnh đó, khả năng kéo của Hilux chỉ có 3200kg trong khi Ranger vượt trội hơn với 3400kg.

Tiện nghi và công nghệ
Cả Hilux và Ranger đều có radio DAB với kết nối Bluetooth, USB, điều khiển hành trình và điều hòa nhiệt độ, camera đỗ xe phía sau, cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ biển báo…
Ranger có ghế lái được điều chỉnh điện, sưởi, màn hình giải trí 8 inch lớn với hệ thống điều khiển SYNC 3 và điều hướng vệ tinh. Trên Hilux ghế lái cũng có điều chỉnh điện nhưng vẫn có thể điều chỉnh bằng tay, hệ thống thông tin giải trí Toyota Touch 2 với điều hướng vệ tinh, bản đồ 3D và nhận dạng giọng nói.
Như bạn mong đợi với thế hệ xe bán tải hàng đầu, Ranger và Hilux được đánh giá cao khi nói đến công nghệ off-road mới nhất và các tính năng tiêu chuẩn bao gồm hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HSA), kiểm soát lực kéo, kiểm soát ổn định điện tử (ESC)…
Động cơ
Ford Ranger chắc chắn đứng đầu về động cơ với sự lựa chọn động cơ 2.2 lít tiết kiệm nhiên liệu. Toyota Hilux có động cơ D-4D 2,4 lít, không tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Châu Âu Euro-6.
Ford Ranger vượt qua Toyota Hilux khi đạt 0 – 100km trong 11,8 giây, ít hơn so với 12,8 giây của Hilux. Điều này chủ yếu là do khung gầm của Hilux nặng hơn khoảng 180kg so với Ranger.

Tuy nhiên, Toyota Hilux đã chứng tỏ sự vượt trội khi nói đến cách lưu thông trên đường bởi động cơ mạnh mẽ, mượt mà và êm ái hơn với hệ thống treo tốt hơn, khung gầm với độ cứng xoắn lớn hơn 20%. Hilux cũng có khoảng sáng gầm xe tốt hơn 293mm so với 230mm và góc tiếp cận lớn hơn 31 độ (so với 28 độ trên Ranger), tuy nhiên độ sâu lội nước chỉ 700mm, ít hơn Ranger – 800mm.
Kết luận
Cuộc cạnh tranh của Ford Ranger vs Toyota Hilux diễn ra khá căng thẳng khi cả 2 chiếc xe đều có những ưu điểm vượt trội hơn đối thủ trực tiếp của nó. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể Ford Ranger là là người dành chiến thắng khi mang lại trải nghiệm lái xe và khả năng kéo mạnh mẽ kết hợp cùng hệ thống thông tin giải trí thân thiện với người dùng.